Home / Uncategorized / Vì sao phải nhịp chân khi đàn Piano và Organ

Vì sao phải nhịp chân khi đàn Piano và Organ

Đây là câu hỏi thường gặp trong quá trình hơn 10 năm giảng dạy Piano. Gần như thế hệ học trò nào cũng đặt cùng một câu hỏi. Chính là “Tại sao phải nhịp chân khi đàn Piano và Organ trong khi các nghệ sĩ Piano, Organ lại chẳng bao giờ thấy nhịp chân cả?”

Cũng giống như vì sao các nghệ sĩ lắc lư theo điệu nhạc sẽ là phiêu theo bản nhạc. Còn bản thân lại bị xem là làm lố vậy.

Đầu tiên chúng ta phải hiểu nhịp là gì?

Nhịp (hay trường canh, tiết nhịp; tiếng Anh: bar, measure) là những khoảng cách thời gian được chia đều trong tác phẩm âm nhạc. Trong ký âm, nhịp được định ra bởi vạch nhịp và ô nhịp.<1>

Ô nhịp là một phần của khuông nhạc được xác định bởi số phách cho trước; mỗi phách ứng với một hình nốt cụ thể. Về hình thức, mỗi ô nhịp được giới hạn bởi các vạch nhịp.

Hay nói một cách dễ hiểu nhịp sẽ cho bạn biết nốt nhạc kéo dài bao lâu.

Nhịp chân là gì

Nhịp chân đơn giản là nhấc và đập mũi chân xuống sàn theo một cường đồ nhất định. Khoảng cách giữa các lần nhịp giống nhau và đi theo tốc độ của bản nhạc.

Hãy cùng nhìn cách bạn nhỏ này nhịp chân theo mỗi nốt nhạc nhé.

Vậy tại sao phải nhịp chân?

Nhịp chân giống như là một chiếc đồng hồ tự thân giúp người học có thể dễ dàng biết được chính xác nốt nhạc nên được đánh vào lúc nào và giữ cho đến lúc nào. Nói một cách dễ hiểu và dễ áp dụng thì ví dụ nốt đen thì mỗi nốt sẽ ứng với một cái nhịp chân xuống.

Nốt đơn bằng 1/2 nốt đen, vậy khi đập chân xuống ta đàn nốt đầu tiên, và nốt thứ hai được đàn khi chân nhấc lên.

Cứ như vậy đàn hết bản nhạc.

Nhưng tác dụng của việc nhịp chân không chỉ có thế.

Có nhiều bạn sẽ bảo “Không nhịp chân tôi có thể đàn tốt hơn, không bị vấp.”

Và đây chính là lý do vì sao cần nhịp chân.

Sau một thời gian khi đã quen với việc nhịp chân thì nhịp sẽ dần đều hơn, chuẩn hơn. Và khi đó tác dụng của việc nhịp chân sẽ phát huy, đó chính là giúp người đàn đúng nhịp, ra đúng giai điệu của bản nhạc. Có bao giờ bạn cảm thấy mình đàn đúng nốt, mỗi nốt đều đúng nhịp của nó nhưng khi ghép lại thì giai điệu lại không giống người khác chơi không.

Đôi khi bạn sẽ chẳng thể nhận ra bạn đàn sai nhịp cho đến khi bạn bắt đầu nhịp chân. Và đây cũng lý giải cho vì sao việc đàn không nhịp chân sẽ dễ dàng hơn.

– Vì khi đó bạn không cần quan tâm đến việc ĐÚNG nhịp của bản nhạc đó.

Vậy làm sao để có thể nhịp chân đều đặn.

Mách bạn một cách siêu dễ dàng, chính là mở một bản nhạc yêu thích rồi nhịp chân theo nhịp của bản nhạc. Mới đầu có thể sẽ hơi mỏi chân và lệch nhịp một chút. Nhưng khi đã thành thục thì kết quả trông thấy đấy.

Mong rằng bài viết này có thể giúp các bạn hiểu vì sao phải nhịp chân khi đàn Piano và Organ và các mẹo giúp các bạn có thể học tốt hơn và tiết kiệm thời gian học Piano và Organ hơn. Và luôn nhớ hãy luyện tập thật nhiều, cố gắng nhịp chân khi đàn Piano để có kết quả tốt nhất nhé. 

Tham khảo phương pháp học Piano Organ hiệu quả qua bài học thử MIỄN PHÍ. 

Giao lưu với hội những người cùng yêu Piano Organ qua group Học Piano Organ cùng nhau

___________________|||___________________

Trung Tâm Âm Nhạc & Giáo Dục Upponia

Cơ sở 1: Số 149 đường Linh Đông, Tp Thủ Đức

Cơ sở 2: Số 51 đường A, Trung Tâm Hành Chính Dĩ An. Bình Dương.

Điện Thoại: 0937557847

Trang web: Upponia.com

 

About Hoang Anh

Check Also

Hợp âm Nàng thơ – Hoàng Dũng

Trong thời gian gần đây, ca khúc “ Nàng thơ” với giai điệu êm ái …

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *