Bạn có từng từ bỏ học Piano vì cơm áo gạo tiền hay những ngày làm việc căng thẳng chưa.
Dưới đây là một bài chia sẻ của một học viên có tên Thúy Phương. Chị đã trải qua nữa đời người mới tìm lại được ước mơ khi còn bé. Vậy động lực nào giúp chị bỏ ngoài tai những lời nói để bước đến với Piano?
Chào cô giáo và các bạn đồng môn.
Tôi tên Phạm Thị Thúy Phương, 50 tuổi, là một kế toán viên. Hiện đang sinh sống tại Vũng Tàu.
Ngày còn là cô bé con khoảng 7-8 tuổi.trong một lần bố đưa tôi tới nhà văn hoá thiếu nhi ở Hải Phòng ( nơi tôi sinh ra và lớn lên). Tôi đã nhìn thấy một cô giáo đang chơi một cây đàn rất đẹp, âm thanh phát ra thật thánh thót …, Trong tôi đã dâng lên niềm ước ao nho nhỏ.
Ngày đó, những năm 1980 của thế kỷ trước nhà nào cũng nghèo lắm. Các gia đình chỉ lo được ba bữa cơm , vài bộ áo quần cho các con. Là bố mẹ đã hằn sâu nếp nhăn lắm rồi. Nên với suy nghĩ của con trẻ cũng hiểu rằng điều mơ ước đó thật khó để thực hiện .
Lớn lên, đi làm rồi lập gia đình.
Cơm áo gạo tiền cứ cuốn tôi vào vòng xoáy của nó chiếm hầu hết thời gian của tôi. Tuy vậy, niềm ao ước từ thơ bé vẫn thỉnh thoảng lướt trong suy nghĩ. Và tôi nghĩ rằng, nếu mình không thể thực hiện thì sẽ truyền niềm yêu thích ấy cho con.
Tôi có 2 cậu con trai. Khi chúng học cấp 2, ngày ngày tôi cứ rủ rỉ khuyên đi học đàn. Nào là để giảm áp lực, nào là nhân tài nọ, vĩ nhân kia rất giỏi đàn… Thế rồi chắc mẹ nói nhiều quá, chúng cũng đi. Tôi háo hức chở đi đến thầy giáo ở gần nhà. Con học, mẹ đợi ngoài cửa mà còn nghe chăm chú hơn cả con nữa cơ. Con học được vài buổi, tôi nịnh bố cháu mua đàn cho con để tiện tập luyện. Thế là được sờ vào đàn, xem con đàn, và đọc được sách của con. Nhưng hai con trai của tôi, chúng không thích đàn bằng võ thuật và bóng rổ. Nên hết tháng hè, có ép nó cũng không học nữa, lấy lý do bài trên lớp nhiều.
Cây đàn để không một thời gian,
Tôi phần vì hơi ngại với ông xã ( sợ nghĩ rằng già mà còn thích đàn ca sáo nhị – khổ thế đấy), phần vì tiếc cây đàn nên quyết xông pha. Dẹp hết, tôi âm thầm lên mạng học các kiểu. Ai dạy gì tôi đều bắt chước và học theo. Đến khi đánh được hoàn chỉnh ra giai điệu một bài hát thiếu nhi, tôi nhớ là bài ” Thằng Cuội”, thế là ông xã tôi nghe thấy thích, lại động viên: thôi con không học thì mẹ học không phí cây đàn.
Chao ôi, tôi như được sổ lồng, lại lao lên Youtube học mỗi người một chút. Nhưng rồi, tôi dần biết rằng nếu không có nền tảng gốc rễ không thể tiến bộ được. Và giờ tôi đã quyết tâm học cô giáo Thọ.để có thể hiểu và chơi được những bài đàn mình yêu thích.
Và bài đàn đầu tiên tôi chơi được, xin được gửi lên đây như là một kỷ niệm. Bài ” Thằng Cuội”
Bạn có thể thấy, dù ở lứa tuổi nào đi chăng nữa. Âm nhạc vẫn cho thấy sức ảnh hưởng to lớn của nó lên đời sống dù bạn là ai. Trải qua nữa đời người, không phải ai cũng có thể bắt đầu theo đuổi lại đam mê. Trong tâm lí ngại ngần về độ tuổi và sự linh hoạt của đôi tay.
Chắc hẳn sẽ có rất nhiều lúc muốn từ bỏ học Piano. Nhưng bằng sự đam mê với âm nhạc, với cây đàn thì chỉ cần có quyết tâm là có thể làm được. Chị Phương đã bỏ qua hết những ngần ngại đó mà theo đuổi đam mê của mình ở độ tuổi 50. Một độ tuổi không phải là quá trẻ, nhưng cũng không bao giờ là muộn.
Âm nhạc sinh ra là để dành cho tất cả mọi người.
Bởi vậy, không bao giờ là quá trễ để thực hiện đam mê nếu bạn dành tình yêu đến nó. Hi vọng sau lời tâm sự của chị Phương, sẽ tiếp thêm niềm tin cho những ai muốn theo học nhạc nhưng vẫn còn đắn đo. Tiếp sức cho những ai đang muốn từ bỏ học Piano có thêm năng lượng tiếp tục hành trình. Tới với lớp đàn của cô Thọ. dù bạn là ai, làm gì, ở độ tuổi nào đi nữa bạn cũng sẽ có thể tiếp tục ước mơ với cây đàn.
Tham khảo phương pháp học Piano Organ hiệu quả qua bài học thử MIỄN PHÍ.
Giao lưu với hội những người cùng yêu Piano Organ qua group Học Piano Organ cùng nhau
___________________ |||||| ___________________
Trung Tâm Âm Nhạc & Giáo Dục Upponia
Cơ sở 1: Số 149 đường Linh Đông, Tp Thủ Đức
Cơ sở 2: Số 51 đường A, Trung Tâm Hành Chính Dĩ An. Bình Dương.
Điện Thoại: 0937557847
Trang web: Upponia.com