Piano từ lâu đã không còn là một môn nhạc cụ xa lạ và khó học nữa. Giờ đây chỉ cần có một cây đàn có thể phát ra âm thanh và một giáo trình tốt. Thì đàn được Piano chỉ trong thời gian vài ngày không phải là chuyện không thể. Tuy nhiên, trong quá trình học, đặc biệt là học Piano online. Không ít người đã dừng chân bỏ cuộc. Bài viết này sẽ chỉ ra 5 khó khăn khi học Piano và cách giải quyết chúng.
-
Ngón tay cứng
Đặc biệt đối với những người học lớn tuổi. Ngón tay sau bao năm đã cứng đờ, không còn dẻo dai như trẻ nhỏ. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến nhiều người nghĩ rằng lớn tuổi không thể học Piano. Nhưng thực chất không phải thế. Là bất cứ ai, bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể bị cứng ngón khi bắt đầu. Nhưng sau một thời gian luyện tập, bạn sẽ cảm nhận rõ rệt sự linh hoạt của ngón tay.
Hãy cố gắng thả lỏng ngón tay, cổ tay và vai. Nếu ngón tay chưa đẹp, hãy tập từ từ. Đừng gắng ép quá, sẽ khiến ngón tay thêm đơ cứng và mỏi. Nó sẽ khiến bạn nản chí và bỏ cuộc mất.
-
Không thể nhìn cả bản nhạc lẫn tay cùng một lúc
Đây là khó khăn thường gặp nhất ở những bạn mới bắt đầu. Nhìn bản nhạc thì tay đàn sai nốt, đến lúc nhìn tay thì lại quên mất bản nhạc. Cách khắc phục không hề khó. Bạn hãy thử bắt đầu buổi học bằng việc đọc nốt 3 lần. Nhớ là chỉ đọc nốt, không đàn nhé. Sau đó hãy bắt đầu đàn từng dòng một, nghe có vẻ sẽ lâu. Nhưng hiệu quả nó đem lại rất rõ rệt đấy.
-
Nhận biết nốt nhạc khó khăn
Đọc được bản nhạc thì bạn đã thành công 50% và đây cũng là nỗi ám ảnh cho người học đàn. Bởi muốn đọc được một bản nhạc cũng giống như đọc được một bài văn. Muốn đọc được bài văn đó thì bạn phải học bảng chữ cái trước.
Hãy bắt đầu từ những bản nhạc đơn giản nhất. Đừng xem thường bản nhạc thiếu nhi, nó chính là bảng chữ cái để có thể “đọc được bài văn” đấy.
-
Không thể ghép hai tay cùng một lúc
Sẽ có một chút khó khăn, nhưng đây không phải là một vấn đề quá lớn. Mặc dù bất kỳ ai học Piano cũng đều gặp phải và chán nản. Nhưng chỉ cần 1 bài hoàn thành, thì những bài còn lại sẽ không còn khó khăn nữa.
Cách để ghép được 2 tay nhanh nhất chính là chia nhỏ để học. Hãy đàn bằng tay phải thật ổn rồi chuyển sang tay trái. Đàn một mình tay trái ổn thì mới bắt đầy ghép.
Đừng cố gắng để đàn một lần xong cả bài như những người khác. Hãy bắt đầu chỉ với 1 ô nhạc, học chậm lại nhưng hiệu quả lại nhanh hơn đấy.
-
Đàn đúng nốt nhưng không ra bài
Đây thường là nguyên nhân chính khiến nhiều người từ bỏ Piano. Trong bất kỳ nhạc cụ nào cũng đều quan trọng nhất 2 điều cơ bản. Đó là nốt và nhịp. Như ở trên đã nói, hãy coi những bài thiếu nhi như bảng chữ cái để học nốt. Nhịp cũng vậy, hãy bắt đầu nhịp chân ngay từ những bản nhạc đơn giản chỉ có 10 nốt. Một khi bạn đã nhịp chân đúng thì chắc chắn bản nhạc của bạn sẽ đúng nhịp thôi.
Nếu bạn đã học rất nhiều bài và không muốn quay lại từ bài 1. Bạn có thể áp dụng cách sau.
Cách 1: Mở một bản nhạc bạn thích, thả hồn vào bản nhạc và nhịp chân theo bài. Giúp bạn nhịp chân ngày một chính xác hơn.
Cách 2: Vừa đọc nốt, vừa nhịp chân và không được đàn nhé. Khi bạn đọc nốt và nhìn chân nhịp, bạn có thể nhận ra mình đã sai ở đâu. Chỉ một lỗi nhỏ cũng sẽ khiến bản nhạc “kỳ” ngay đấy.
Dù có rất nhiều khó khăn khi học Piano, nhưng đừng lo lắng và hãy kiên trì. Vì kết quả không bao giờ khiến bạn thất vọng đâu.
Tham khảo phương pháp học Piano Organ hiệu quả qua bài học thử MIỄN PHÍ.
Giao lưu với hội những người cùng yêu Piano Organ qua group Học Piano Organ cùng nhau
___________________ |||||| ___________________
Trung Tâm Âm Nhạc & Giáo Dục Upponia
Cơ sở 1: Số 149 đường Linh Đông, Tp Thủ Đức
Cơ sở 2: Số 51 đường A, Trung Tâm Hành Chính Dĩ An. Bình Dương.
Điện Thoại: 0937557847
Trang web: Upponia.com